Thanh toán cước Fpt, hướng dẫn các hình thức đóng cước internet truyền hình FPT như thanh toán online, thanh toán tại nhà thanh toán tự động.
Thanh toán cước Fpt, bài viết này cung cấp đầy đủ thông tin các hình thức thanh toán, các địa điểm đóng cước mạng Fpt tại Hà Nội, Hồ Chí Minh và tất cả các tỉnh thành khác trên toàn quốc. Vui lòng xem mục lục bên dưới để tìm được hình thức thanh toán cước internet, truyền hình Fpt một cách nhanh nhất và phù hợp nhất.
Mục Lục
- 1 Đóng than toán tiền mạng Fpt ở đâu?
- 1.1 Nộp tiền mạng Fpt ở đâu Hà Nội?
- 1.2 Điểm thu cước Fpt Hồ Chí Minh
- 1.3 Thanh toán cước internet Fpt bằng thẻ cào
- 1.4 Đóng cước mạng Fpt tại nhà khách hàng
- 1.5 Thanh toán cước Fpt tại của hàng Fpt Shop
- 1.6 Thanh toán cước tại điện máy xanh
- 1.7 Thanh toán cước mạng Fpt tại Viễn Thông A
- 1.8 Đóng cước tại của hàng Thế Giới Di Động
- 2 Đóng tiền cước Fpt Trực Tuyến
- 3 Tổng kết
Đóng than toán tiền mạng Fpt ở đâu?
Nộp tiền mạng Fpt ở đâu Hà Nội?
Tại Hà Nội, khách hàng đóng tiền cước mạng internet Fpt được dễ dàng và thuận tiện nhất. Người dùng có rất nhiều hình thức có thể lựa chọn như sau:
- Ra đóng cước tại cửa hàng Fpt Shop
- Đóng cước tại chuỗi siêu thị điện máy xanh.
- Thanh toán cước tại nhà khách hàng
- Thanh toán tại chuỗi cửa hàng Thế giới di động.
- Đóng tại điểm giao dịch Fpt telecom tại các quận huyện.
- Đóng cước qua thẻ ATM/Visa.
Điểm thu cước Fpt Hồ Chí Minh
Tại thành phố Hồ Chí Minh, khách hàng có thể thanh toán cước tại hệ thống các cửa hàng điện máy và các hình thức tương tự như các phương thức thanh toán cước giống với Hà Nội ở trên như thanh toán tại nhà, Điện máy xanh, Thế giới di động, Viễn thông A.
Ngoài các hình thức trên, người dùng dịch vụ viễn thông của Fpt HCM có lợi thế hơn các khu vực khác là khi đóng cước tại điểm giao dịch Fpt được dễ dàng vì mật độ các văn phòng giao dịch Fpt HCM khá gần nhau, nên người dùng ra đến điểm giao dịch nhanh chóng. Ngoài các điểm thu cước Fpt Hồ Chí Minh của Fpt ra, người dùng có thể ra các cửa hàng Viettel Store để đóng tiền cước mạng, cước truyền hình.
Thanh toán cước internet Fpt bằng thẻ cào
Thanh toán cước dịch vụ bằng thẻ cào là việc người dùng sử dụng thẻ cào điện thoại, cào lấy mã thẻ sau đó đóng tiền cước bằng cách nhập thẻ cào lên hệ thống. Phương thức thanh toán này khá tiện lợi, tuy nhiên hiện tại Fpt telecom chưa hỗ trợ thanh toán cước internet của Fpt bằng thẻ cào. Người dùng lưu ý sử dụng các phương thức thanh toán cước dưới đây để đóng cước thay cho hình thức thanh toán bằng thẻ cào.
Đóng cước mạng Fpt tại nhà khách hàng
Đóng cước mạng tại nhà khách hàng. Đây là hình thức thanh toán tiền mạng Fpt, truyền hình của Fpt tại địa chỉ nhà khách hàng. Theo đó, cứ cuối tháng sẽ có nhân viên thu ngân của Fpt đến tận nhà khách hàng để thu cước. Khoảng thời gian thu cước thường là từ ngày mùng 1 đến ngày 20 hàng tháng, sau khoảng thời gian này nếu khách hàng chưa đóng cước sẽ bị tạm khóa đường truyền theo quy định của Fpt.
Ví dụ: Khách hàng đăng ký internet Fpt từ tháng 1/2019 bắt đầu sử dụng. Với hình thức trả sau tiền cước hàng tháng, theo đúng chính sách thu cước tại nhà thì từ ngày 1/2 đến ngày 20/2/2019 sẽ có thu ngân Fpt liên hệ với khách hàng qua nhà thu cước. Nếu vì một lý do nào đó mà chưa thu được cước, đường truyền khách hàng sẽ bị tạm khóa để chờ đóng cước. Sau khi đóng cước xong thì mạng sẽ mở lại bình thường.
Một điểm hết sức lưu ý là từ tháng 10/2018 trở đi, khách hàng chọn hình thức đóng cước tại nhà của Fpt. Tiền phí thu cước tại nhà của Fpt sẽ tăng lên gấp đôi. Nếu như trước đó phí thu tại nhà là 8.800đ/tháng thì từ 10/2019 phí thu tại nhà tăng lên thành 16.000đ/tháng. Chúng tôi khuyễn cáo khách hàng không nên dùng hình thức thanh toán này vì phí thu tại nhà cao, thao vào đó nên đóng trả trước hoặc thanh toán cước online.
Thanh toán cước Fpt tại của hàng Fpt Shop
Đây là hình thức đóng cước mạng Fpt tại cửa hàng. Nhưng không phải của hàng của Fpt Telecom mà là của hàng, chuỗi siêu thị bán lẻ Fpt Shop. Fpt Shop cũng là một công ty thành viên trong tập đoàn Fpt, nên hỗ trợ rất tốt cho khách hàng đóng cước mạng.
Ưu điểm: Người dùng có thể đóng cước bất cứ lúc nào, và bất cứ đâu vì hệ thống cửa hàng của Fpt shop mở cửa đến 22h đêm các ngày trong tuần kể cả thứ Bảy và chủ Nhật. Mật độ phủ của hệ thống Fpt shop là tất cả các tỉnh thành trên toàn Quốc đều có sự hiện diện của Fpt Shop.
Nhược điểm: Người dùng cần phải chủ động ra quầy đóng cước, mất thời gian đi lại.
Thanh toán cước tại điện máy xanh
Mới đây, từ tháng 1/2019, Fpt hợp tác Điện Máy Xanh chính thức cung cấp sản phẩm truyền hình Fpt trên kệ hàng của ĐMX. Người dùng Fpt cũng có thể ra đóng cước mạng Fpt tại chuỗi điện máy Xanh một cách dễ dàng.
Khi đến cửa hành điện máy xanh, người dùng tìm đến gặp nhân viên thu ngân của Điện máy Xanh để được hỗ trợ thu cước mạng Fpt.
Thanh toán cước mạng Fpt tại Viễn Thông A
Viễn thống A là hệ thống siêu thị bán lẻ các sản phẩm công nghệ như điện thoai di động, laptop, phụ kiện công nghệ. Hiện nay, các cửa hàng của Viễn Thông A đã có mặt tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh. Theo đó, người dùng dịch vụ mạng Fpt có thể ra đóng cước mạng tại hệ thống cửa hàng của Viễn Thông A.
Khi đến của hàng Viễn Thông A, quý khách hàng liên hệ tìm đến quầy thu ngân và yêu cầu đóng cước internet, truyền hình của Fpt để được thu ngân thu tiền và xuất hóa đơn.
Đóng cước tại của hàng Thế Giới Di Động
Đây là hình thức đóng cước tại quầy giao dịch. Người dùng dịch vụ của Fpt có thể ra của hàng Thế giới di động gần nhất để đóng cước. Theo đó, quý khách hàng có thể đóng cước internet, đóng cước truyền hình, nói chung là dịch vụ viễn thông có phát sinh cước phí hàng tháng.
Ưu điểm: bất cứ tỉnh thành nào cũng có quầy cửa hàng của Thế Giới Di Động, gần như mỗi huyện có ít nhất 1 cửa hàng. Vậy nên khách hàng có thể ra điểm gần nhất để đóng cước mạng. Có hóa đơn đầy đủ, đặc biệt là TGGD là công ty có tác phong làm việc chuyên nghiệp, hỗ trợ khách hàng tốt, kể các khách hàng Fpt đến đóng tiền internet.
Đóng tiền cước Fpt Trực Tuyến
Lưu ý rằng, trước khi đóng tiền cước chúng ta nên xem hợp đồng FPT và hóa đơn chính xác nhé.
Thanh toán cước qua thẻ ATM nội địa bằng internet banking
Thanh toán cước online qua ATM là người dùng mạng Fpt nếu có sử dụng thẻ ATM kèm theo có đăng ký internet banking với ngân hàng sẽ có phương thức thanh toán cước. Người dùng sử dụng tài khoản ngân hàng của mình đóng cước mạng FPt online. Tại mỗi ngân hàng, có cách gia diện khác ứng ựng Mobile banking khác nhau, nếu không dùng ứng dụng trên điện thoại, người dùng có thể truy cập thẳng vào trang web của ngân hàng để tiến hành đăng nhập và thanh toán cước.
Ví dụ: nếu dùng internet banking của Tpbank, người dùng truy cập vào Menu chính => Thanh toán dịch vụ => Thanh toán hóa đơn => Cước internet_ADSL => chọn nhà cung cấp Fpt telecom => nhập mã hợp đồng cần thành toán. Hệ thống sẽ load đúng số tiền cước cần thanh toán của khách hàng. Tiến thành thanh toán là xong.
Xem hướng dẫn tra cứu mã hợp đồng Fpt để thanh toán cước online.
Ưu điểm: không mất thêm phí gì ngoài tiền cước phải đóng, có thể thanh toán bất cứ lúc nào, kể cả sau thời gian khóa mạng (dùng 4G, 3G để thanh toán vì lúc này không có mạng wifi do đã bị khóa).
Nhược điểm: bắt buộc phải có tài khoản internet banking mới thanh toán được, nếu không có không thể thanh toán được.
Thanh toán bằng khấu trừ tự động thẻ ngân hàng
Khấu trừ tự động là hình thức thánh toán mà người dùng đăng ký với ngân hàng tự động đóng cước internet của FPT. Hàng tháng sau khi Fpt phát hành hóa đơn cước, hệ thống sẽ tự động trừ tiền. Với hình thức này, người dùng sẽ không cần phải thao tác đóng cước hàng tháng. Chỉ cần đăng ký một lần ban đầu và đến kỳ thành toán, ngân hàng sẽ tự động trừ tiền mạng internet. Cước sẽ tự động trừ trong tài khoản ngân hàng của khách hàng.
Ưu điểm: Khách hàng không mất thời gian phải vào thanh toán cước hàng tháng.
Nhược điểm: khách hàng không biết được cước của mình nếu không vào xem số tiền khấu trừ. Trong trường hợp phát sinh thêm cước như các dịch vụ công thê, các gói cước mở rộng của truyền hình đăng ký thêm tiền cước phí (có thể do con cái trong nhà dùng số điện thoại của bố mẹ để đăng ký) người dùng không biết cước tăng do khấu trừ tự động.
Thanh toán cước onilne Auto Pay qua Hi Fpt
Đây là hình thức người dùng đóng cước qua phần mềm Hi Fpt của Fpt. Theo đó, khi cài đặt và đắng nhập vào phần mềm bằng số điện thoại của chủ hợp đồng. Người dùng tiến hành thanh toán cước tự động, có thể thanh toán được cước:
- Đóng tiền cước trả trước ngay khi nhân viên kinh doanh đăng ký hợp đồng cho khách hàng.
- Đóng tiền cước internet hàng tháng nếu trả sau từng tháng.
Ngoài ra, tương tự như khấu trừ tự động trên thẻ ATM, người dùng có thể dùng hình thức này nếu sử dụng thẻ Visa thông qua tính năng Tokenization lưu thông tin tự động thanh toán cước cho các lần sau.
Xem thêm clip hướng dẫn thanh toán Auto Pay trên Hi Fpt:
Member Fpt Đóng Cước Online
Thanh toán cước online qua member là việc người dùng truy cập vào hệ thông member của Fpt để đóng cước. Truy cập tại các địa chỉ sau:
- fpt.vn/member
- member.fpt.vn
Tại hai địa chỉ này, người dùng truy cập vào, trên thanh menu chọn thanh toán cước online và làm theo các bước hướng dẫn để tiến hàng đóng cước internet Fpt qua Member.
Đóng cước mạng Fpt bằng QR Pay
Đây là hình thức đóng cước nhanh nhất. Người dùng chỉ cần sử dụng tính năng QR pay trên giao diện internet banking của ứng dụng cài trên điện thoại. Dùng camera quét mã QR-Pay tiền cước của Fpt và kích thanh toán là xong.
Ưu điểm: thanh toán nhanh, chỉ trong 2 đến 3 giây là thanh toán cước thành công.
Nhược điểm: không phải ngân hàng nào cũng tích hợp ứng dụng QR-Pay trên mobile banking của mình.
Đóng tiền cước mạng FPT qua ví điện điện tử
Một hình thức quen thuộc hiện nay là sử dụng ví điện tử như Momo, ZaloPay, ViettelPay, FoxPay của FPT để thanh toán tiền cước. Đây là hình thức thanh toán khá an toàn cho người dùng. Tiền được người dùng chuyển qua ví trung gian, từ đó người dùng nhập hợp đồng vào ứng dụng ví và thanh toán hóa đơn tiền mạng.
Các bước thanh toán hóa đơn tiền internet FPT bằng ví Momo:
- Bước 1: Chọn hóa đơn thanh toán trên app Momo.
- Bước 2: Chọn Internet.
- Bước 3: Chọn nhà mạng => chọn FPT.
- Bước 4: Nhập mã khách hàng (chính là số hợp đồng), nếu không nhớ số hợp đồng xem thêm tại đây.
- Bước 5: Kiểm tra thông tin trên hóa đơn chính xác chưa.
- Bước 6: Xác nhận thanh toán => Thanh toán cước thành công.
Tổng kết
Trên đây là các cách thanh toán cước internet FPT. Trong thời kỳ dịch bệnh covid đang diến biến phức tạp, FPT Telecom khuyến khích khách hàng nên đóng cước online. Sau khi gần hêt hạn cước trả trước internet, nhân viên chăm sóc khách hàng của FPT sẽ chủ động thông báo. Khi nhận được cuộc gọi, khách hàng nên báo xuất hóa đơn ít nhất là 6 tháng để được hưởng ưu đãi tặng tháng. Trong trường hợp đóng từng tháng, người dùng nên thanh toán cước online. Việc này giúp tiết kiệm 15.800/tháng, đây là tiền cước phí thu ngân thu tại nhà.
Hình thức thanh toán onkine bằng autopay là phương thức đóng cước nhanh nhất hiện nay. Không mất phí thubtaij nhà, thao tác đơn giản chỉ cần quét code.