Cách Kiểm Tra Sóng Truyền Hình Số Mặt Đất DVB T2 Tại Các Tỉnh Thành

Bài viết này hướng dẫn cách kiểm tra sóng truyền hình số mặt đất DVB T2 tại địa phương mình có chưa. Hướng dẫn có hình ảnh chi tiết và video cụ thể, đảm bảo thành công 100%. Kiến thức này cũng giúp được cho người dùng quay anten đúng hướng với đài phát sóng nhất.

Tổng đài hỗ trợ truyền hình mặt đất: 19001559

Kiểm tra sóng truyền hình mặt đất DVB T2 để làm gì?

Theo lộ trình số hóa của bộ thông tin và truyền thông. Đến năm 2020, tất cả các tỉnh thành trên toàn quốc đề phải được phủ sóng truyền hình kỹ thuật số mặt đất DVB T2. Theo đó, người dùng cần xem các kênh truyền hình, sẽ cần có đầu thu kỹ thuật số chính hãng hoặc các dòng tivi đời mới có tích hợp thu sóng DVB T2. Từ các thiết bị này, người dùng dò kênh để có thể thu được từ 40 đến 70 kênh miễn phí. Trong quá trình phủ sóng toàn quốc, nhiều tỉnh thành có trước, tỉnh có sau. Thậm chí, đến khi kết thúc quá trình phủ sóng, tại nhiều địa phương vùng cao vẫn không có sóng. Vậy, bài viết này sẽ hương dẫn người dùng tự mình kiểm tra xem ở khu vực mình đã có sóng chưa? Tần số kênh là bao nhiêu để tiến hành dò sóng.

Các bước kiểm tra sóng truyền hình số mặt đất

Mặc dù ở một phân khúc khác hẳn với dịch vụ truyền hình Fpt. Tuy nhiên, đây lại là một tiện ích có đông đảo người dùng trên cả nước. Chính vì vậy, chúng tôi viết bài hướng dẫn giúp người dùng có thể tự kiểm tra. Không chần chừ gì nữa, hay cùng làm theo các bước dưới đây để kiểm tra sóng nào.

B1: Truy cập trang web thudtv.rfd.gov.vn

Dùng trình duyệt web, truy cập vào địa chỉ http://thudtv.rfd.gov.vn:99/user_interface/.

Website dùng để dò kiểm tra sóng truyền hình mặt đất DVB T2
Website dùng để dò kiểm tra sóng truyền hình mặt đất DVB T2

B2: Chọn loại hình kiểm tra sóng DVB T2

Từ menu bên trái, chọn vào mục “Chọn điểm trên bản đồ”.

Kiểm tra sóng DVB T2 theo phương thức chọn điểm trên bản đồ
Kiểm tra sóng DVB T2 theo phương thức chọn điểm trên bản đồ

Có nhiều cách để chọn địa điểm chính xác khi kiểm tra. Nếu kiểm tra sóng theo địa chỉ thì chúng ta gõ địa chỉ tỉnh thành phố vào. Còn nếu kiểm tra sóng theo tọa độ, chúng ta cần có tọa độ chính xác để nhập vào. Phương pháp tối ưu, dễ làm và trực quan nhất vẫn là kiểm tra theo chọn điểm trên bản đồ.

B3: Chọn vị trí cần kiểm tra sóng

Kiểm tra sóng mặt đất tại điểm cụ thể là TP HCM
Kiểm tra sóng mặt đất tại điểm cụ thể là TP HCM

Sau khi chọn một điểm trên bản đồ. Ngay lập tức, phía dưới bên thanh memu bên trái sẽ xuất hiện cột báo tín hiệu sóng của các nhà đài. Nếu không có nhà cung cấp nào, nghĩa là điểm vừa kiểm tra chưa có sóng. Nếu nhiều nhà đài như tại TP HCM ở trên, nghĩa là sóng rất tốt.

B4: Đọc kết quả và xem vị trí trạm phát sóng DVB T2

Sau khi nhấp chuột vào một nhà cung cấp nào đó, màn hình hiển thị ra thông tin chi tiết như sau:

Đọc kết quả kiểm tra sóng mặt đất đã dò
Đọc kết quả kiểm tra sóng mặt đất đã dò

Trong đó, các vấn đề cần quan tâm là:

  • Mức tín hiệu: 5 vạch là sóng khỏe nhất, ngược lại 1 vách là sóng yếu. Tại các khu vực sóng yếu, cần để anten dò sóng ra ngoài trời, hoặc dùng anten khuếch đại để thu sóng tốt hơn.
  • Kênh tàn số: gồm 2 số nguyên, số này dùng để nhập vào trên thiết bị dò sóng để dò thu công.
  • Vị trí trạm phát sóng: Là vị trí cột tín hiệu, mà tại đó các nhà cung cấp gắn các máy phát song tín hiệu truyền hình mặt đất. Người dùng biết được vị trí này để quay anten đúng hướng, giúp dò tốt hơn và sóng khỏe hơn.

Xem thêm video hướng dẫn kiểm tra

Nếu các hướng dẫn trên đây, người dùng vẫn chưa thể làm theo được. Vui lòng xem thêm video này để biết được cách kiểm tra sóng chi tiết và trực quan nhất.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *